Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tiếp Đoàn Thượng viện Cộng hòa Séc


Chiều 27/9, tại trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã tiếp Đoàn Ủy ban Hiến pháp và Pháp luật Thượng viện Cộng hòa Séc do Chủ nhiệm Miroslav Antl làm Trưởng đoàn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tiếp Ngài Miroslay Antl, Chủ nhiệm Ủy ban Hiến pháp và Pháp luật Thượng viện Cộng hòa Séc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tiếp Ngài Miroslay Antl, Chủ nhiệm Ủy ban Hiến pháp và Pháp luật Thượng viện Cộng hòa Séc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu bày tỏ vui mừng về mối quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng đạt được những thành tựu tốt đẹp mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng Việt Nam và Cộng hòa Séc có mối quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời, cùng với đó, Quốc hội hai nước cũng đã có những nền tảng hợp tác quan trọng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu mong muốn Quốc hội Cộng hòa Séc nói chung và Ủy ban Hiến pháp và Pháp luật Thượng viện Cộng hòa Séc nói riêng sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với Quốc hội Việt Nam trong việc trao đổi kinh nghiệm, xây dựng và hoàn thiện pháp luật, góp phần thiết thực vào việc tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng tin tưởng chuyến thăm lần này của đoàn sẽ góp phần quan trọng vào việc vun đắp, tăng cường hiểu biết giữa cơ quan lập pháp của hai Quốc hội và nhân dân hai nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Hiến pháp Thượng viện Cộng hòa Séc Miroslav Antl bày tỏ vui mừng được đến thăm và làm việc ở Việt Nam; cảm ơn Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu đã dành thời gian tiếp đoàn.

Thông báo với Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu về kết quả làm việc với một số cơ quan tư pháp của Việt Nam, ngài Miroslav Antl nhấn mạnh hai bên có hệ thống pháp luật gần giống nhau, sự hợp tác giữa hai Quốc hội cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ, trong thời gian tới hai bên cần tăng cường củng cố giúp đỡ lẫn nhau và xây dựng những thỏa thuận, hợp tác chặt chẽ về hoạt động lập pháp./.

Nguyễn Hồng Điệp (Theo Vietnam+)


(Theo website Tòng Thị Phóng)

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 2


Hôm nay 26/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu họp phiên thứ 2, kéo dài trong 6 ngày. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết một trong những nội dung chính của phiên họp là thảo luận các chương trình hoạt động của Quốc hội khóa XIII.

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến 7 dự án Luật (trong đó có 6 dự án lần đầu được Thường vụ Quốc hội cho ý kiến) gồm Luật Cơ yếu, Luật Quảng cáo, Luật Quản lý giá, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Giám định Tư pháp, Luật Giáo dục Đại học, Luật Phòng chống tác hại của Thuốc lá.

Quốc hội

Quốc hội

Trong khuôn khổ phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII; Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề; các báo cáo của Chính phủ về kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020; các báo cáo của Chính phủ về chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm 2011 – 2015; chương trình sử dụng trái phiếu Chính phủ 5 năm 2011- 2015; Ðề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn cho ý kiến đối với các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương nãm 2012; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011-2015.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe Ban dân nguyện báo cáo công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2011; nghe báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 và thứ 9, Quốc hội khóa XII.

Trong hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 3 dự án Luật là Luật Cơ yếu, Luật Quảng cáo và Luật Quản lý giá.

Thành Chung (Theo Chinhphu)


(Theo website Tòng Thị Phóng)

Bà Tòng Thị Phóng tham gia Phiên họp thứ 2 Ủy ban Thường vụ QH khóa XIII


Sáng 26/9, phiên họp thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã khai mạc tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, phiên họp thứ hai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ trọng tâm là chuẩn bị tốt cho kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì Phiên họp thứ hai Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì Phiên họp thứ hai Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII.

Về công tác xây dựng luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận về 7 dự án: Luật cơ yếu; Luật quảng cáo; Luật quản lý giá; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật giám định tư pháp; Luật giáo dục đại học; Luật phòng, chống tác hại thuốc lá và cho ý kiến về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII.

Một nội dung quan trọng khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về: tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2012; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015; chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm 2011-2015; chương trình sử dụng trái phiếu Chính phủ 5 năm 2011-2015.

Tại phiên họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ nghe báo cáo công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2011; báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 và thứ 9, Quốc hội khóa XII; báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề; cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020; Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Ngay sau khai mạc, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận Luật cơ yếu. Qua thảo luận, các đại biểu đều tán thành với việc chuyển Ban Cơ yếu Chính phủ từ Bộ Nội vụ sang trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng việc tiếp tục để Ban Cơ yếu Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ là không hợp lý, không phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của ngành cơ yếu là một ngành cơ mật đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia. Ban Cơ yếu Chính phủ một thời gian dài, từ năm 1958 đến năm 1979 là cơ quan trực thuộc Trung ương Đảng, do Quân ủy Trung ương trực tiếp chỉ đạo; Bộ Quốc phòng có truyền thống và có bề dày kinh nghiệm quản lý công tác cơ yếu; thực tiễn hiện nay số lượng người làm công tác cơ yếu trong hệ thống cơ yếu Quân đội nhân dân chiếm tỷ lệ cao (khoảng 45% ngành cơ yếu).

Trên cơ sở nhất trí chuyển ban Cơ yếu Chính phủ từ Bộ Nội vụ sang trực thuộc Bộ Quốc phòng, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị vẫn giữ ổn định tên gọi, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Cơ yếu Chính phủ như hiện nay.

Thời gian còn lại của buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật quảng cáo.

Tại Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đề cập tới những kết quả đã đạt được sau gần 10 năm thực hiện Pháp lệnh quảng cáo (2002-2011) và các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như những hạn chế, những quy định không còn đáp ứng yêu cầu phát triển của hoạt động quảng cáo. Bộ trưởng khẳng định, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn về phát triển hoạt động quảng cáo, khắc phục những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành thì việc ban hành Luật quảng cáo-văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao để điều chỉnh toàn diện hoạt động quảng cáo ở Việt Nam là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Dự thảo Luật quảng cáo có 5 chương, 47 điều. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cũng tán thành rằng, để nâng cao hiệu lực của pháp luật trong việc điều chỉnh hoạt động quảng cáo phát triển đúng hướng, tạo điều kiện cho thị trường quảng cáo phát triển, cũng như tăng cường vai trò quản lý nhà nước về quảng cáo, Pháp lệnh quảng cáo cần sớm được xem xét sửa đổi và nâng lên thành luật. Qua thảo luận, đa số ý kiến đại biểu nhất trí với việc cần thiết ban hành Luật quảng cáo.

Ủng hộ quan điểm cần có Luật về quảng cáo, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nhấn mạnh việc ra đời của Luật quảng cáo phải giải quyết được những vấn đề mới phát sinh; nhận xét dự án luật chưa nêu rõ các chính sách lớn được đề cập trong luật cũng như cơ sở để đưa ra các quy định trong dự luật. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Luật quảng cáo phải giải quyết được những bất cập hiện nay vì thực tế quảng cáo chưa đáp ứng được yêu cầu. Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý Ban soạn thảo cần nghiên cứu thấu đáo và thể hiện cụ thể trong dự án luật, không nêu chung chung để khi có hiệu lực, luật dễ đi vào cuộc sống.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị Ban soạn thảo cần giải trình, làm rõ phạm vi điều chỉnh của dự án Luật. Theo đại biểu, trong dự thảo luật ghi: “Luật này quy định về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Các thông tin cổ động, tuyên truyền chính trị không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này” là chưa rõ ràng. Đại biểu yêu cầu Ban soạn thảo phải làm rõ mối quan hệ giữa Luật quảng cáo với các luật khác vì cho rằng có nhiều nội dung trong dự án luật trùng lắp với các luật khác.

Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước tán thành với quan điểm này, đề nghị Ban soạn thảo cần sàng lọc những nội dung bị trùng lặp giữa Luật Quảng cáo với các luật khác. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng đề nghị dự án luật cần có những quy định cụ thể, nghiêm khắc để xử lý các quảng cáo vi phạm pháp luật. Đại biểu Trương Thị Mai đề nghị cần có tuyên ngôn mạnh mẽ hơn của nhà nước đối với việc bảo vệ công chúng, bảo về quyền và lợi ích của người tiếp nhận quảng cáo trong dự luật.

Một điểm mới của dự thảo được Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng ghi nhận là quyền và nghĩa vụ của người tiếp nhận quảng cáo và trách nhiệm pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo.

Chủ nhiệm Ủy ban Đào Trọng Thi nhấn mạnh, quy định người kinh doanh dịch vụ quảng cáo và phát hành quảng cáo đều cùng phải chịu trách nhiệm về ấn phẩm quảng cáo là chung chung, cần làm rõ trách nhiệm của các đối tượng này cũng như trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cần nêu rõ “Cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình và bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo khi đưa ra quyết định không đúng, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.”

Về những nội dung cấm trong hoạt động quảng cáo, Thường trực Ủy ban yêu cầu bổ sung quy định cấm doanh nghiệp lợi dụng danh nghĩa cán bộ, công chức, nhân viên chuyên môn hay hình ảnh, danh nghĩa của cơ quan, tổ chức để quảng cáo, nhằm tạo niềm tin cho người tiếp nhận quảng cáo.

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cũng đề nghị Ban soạn thảo dự luật liệt kê đầy đủ các hành vi vi phạm và chế tài xử lý các hành vi đó để nâng cao hiệu lực pháp lý của văn bản pháp quy này./.

Quỳnh Hoa (Theo Vietnam+)


(Theo website Tòng Thị Phóng)

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Bà Tòng Thị Phòng ký Thông cáo chung của hội nghị AIPA 32


Ngày 23-9, Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 32 (gọi tắt là AIPA-32) đã bế mạc tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia bằng việc thông qua một loạt nghị quyết tăng cường hợp tác khu vực, thúc đẩy hòa bình, ổn định, hòa hợp, tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo. Tham dự đại hội kỳ này có bà Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch quốc hội đại diện đoàn Việt Nam đã ký thông cáo chung AIPA 32.

Bả Tòng Thị Phóng đại diện đoàn Việt Nam ký Thông cáo chung AIPA 32

Bả Tòng Thị Phóng đại diện đoàn Việt Nam ký Thông cáo chung AIPA 32

Trong Thông cáo chung, Đại hội đồng nhất trí rằng cần nâng cao sức mạnh của Cộng đồng An ninh – Chính trị trong ASEAN thông qua việc tăng cường hội nhập và hợp tác khu vực trong các hoạt động quốc phòng, an ninh hàng hải và chống tội phạm xuyên quốc gia trong ASEAN, cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài nhằm ứng phó hiệu quả với các vấn đề an ninh khu vực.

AIPA cũng kêu gọi thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững theo hướng thu hẹp chênh lệch phát triển giữa các nước thành viên ASEAN, bảo đảm an ninh lương thực thông qua các cơ chế hợp tác song phương và đa phương.

Thông cáo hối thúc tăng cường thực thi pháp luật nhằm ngăn chặn tình trạng buôn người và thuốc phiện, thúc đẩy bảo vệ các quyền của người lao động di cư và hợp tác trong việc huy động nguồn lực và xây dựng chính sách, bảo đảm đến năm 2015 tất cả các nước thành viên đều thực hiện được mục tiêu bảo vệ sức khỏe bà mẹ, mục tiêu số 5 trong số 8 Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

(Theo HNMO)


(Theo website Tòng Thị Phóng)

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng tiếp Đoàn nghị sỹ hữu nghị Anh – Việt


Ngày 20.9, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã tiếp Đoàn nghị sỹ hữu nghị Anh – Việt của QH Anh do Nghị sỹ Chris Ruane làm Trưởng đoàn sang thăm và làm việc tại nước ta.

Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng tiếp Nghị sỹ Chris Ruane, Trưởng đoàn Nghị sỹ hữu nghị Anh – Việt của QH Anh

Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng tiếp Nghị sỹ Chris Ruane, Trưởng đoàn Nghị sỹ hữu nghị Anh – Việt của QH Anh

Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng chào mừng nghị sỹ Chris Ruane và Đoàn Nghị sỹ QH Anh sang thăm và làm việc tại Việt Nam; bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Vương quốc Anh ngày càng tốt đẹp, đem lại lợi ích thiết thực cho hai nước. Phó chủ tịch QH khẳng định, mối quan hệ giữa Việt Nam và Anh quốc là mối quan hệ chiến lược, hợp tác trên nhiều lĩnh vực và ngày càng đi vào chiều sâu. Hai nước đã tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực về kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng, hợp tác nghiên cứu vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu… Việt Nam quan tâm đến các lĩnh vực đầu tư của Anh vào Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục.

Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng mong muốn và tin tưởng, chuyến thăm của Đoàn đến Việt Nam lần này sẽ là điểm nhấn quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực giữa hai nước. Thay mặt QH và nhân dân Việt Nam, Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng cám ơn sự ủng hộ của QH và nhân dân Anh dành cho Việt Nam. Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác với Vương quốc Anh, coi đây là một trong những mối quan hệ hợp tác hàng đầu. Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng chúc chuyến thăm và làm việc của Đoàn tại Việt Nam lần này thành công tốt đẹp.

Nghị sỹ Chris Ruane cám ơn những tình cảm và lời nói tốt đẹp mà QH Việt Nam cũng như cá nhân Phó chủ tịch QH đã dành cho Đoàn; mong muốn và tin tưởng, quan hệ hợp tác giữa QH hai nước sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đóng góp thiết thực vào mối quan hệ hữu nghị Anh – Việt. Nghị sỹ Chris Ruane vui mừng nhận thấy, sau hơn một năm ký biên bản hợp tác chiến lược, mối quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển. Nhóm nghị sỹ hữu nghị Anh – Việt sẽ tích cực thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực giáo dục; tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ giữa QH hai nước vì QH chính là kênh tốt nhất để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Quang Khánh (Theo DBND)






(Theo website Tòng Thị Phóng)

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng thăm hữu nghị chính thức Campuchia


Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia, Ngài Samdech Akka Ponhea Chakrei Heng Samrin, ngày 16/9, đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu đã rời Hà Nội, đi thăm hữu nghị chính thức Campuchia và dự Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 32 (AIPA-32).

Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin trao Huân chương Xanhnha Barômây cho Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin trao Huân chương Xanhnha Barômây cho Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Đây là chuyến thăm hữu nghị chính thức nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sau khi bầu giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.

Lễ đón chính thức Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại trụ sở Quốc hội Vương quốc Campuchia ở thủ đô Phnom Penh dưới sự chủ trì của Ngài Heng Samrin.

Ngay sau lễ đón, hai bên đã tiến hành hội đàm. Tham dự hội đàm về phía nước chủ nhà có Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin, Phó Chủ tịch thứ nhất Nguon Nhel, Phó Chủ tịch thứ hai Say Chhum và lãnh đạo một số Ủy ban của Quốc hội Campuchia.

Đoàn đại biểu Việt Nam gồm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng làm trưởng đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’sor Phước, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc và các thành viên khác.

Thay mặt Quốc hội Campuchia, Chủ tịch Heng Samrin nhiệt liệt chúc mừng và đánh giá cao chuyến thăm hữu nghị chính thức Campuchia của đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu.

Chủ tịch Heng Samrin cho rằng việc Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chọn Campuchia là điểm đến trong chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên sau khi được bầu giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội thể hiện sự coi trọng đặc biệt đối với mối quan hệ truyền thống Việt Nam-Campuchia và tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ hai nước, hai Quốc hội trong thời gian tới. Đây cũng là chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử đặc biệt, góp phần cổ vũ, động viên Quốc hội và Nhà nước Campuchia tổ chức thành công Đại hội đồng AIPA-32.

Trân trọng cảm ơn n‎hững tình cảm tốt đẹp mà Quốc hội, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho đất nước và nhân dân Campuchia anh em, Chủ tịch Heng Samrin cho biết sau tác động mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Campuchia đã bắt đầu tăng trưởng trở lại từ năm 2010 với mức 6%. Điều này đã khẳng định sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Campuchia nói riêng cũng như các quốc gia Đông Nam Á nói chung. Hiện Campuchia đang chủ trương đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, kiểm soát tài chính, tín dụng để duy trì phát triển kinh tế.

Chủ tịch Heng Samrin hoan nghênh những nỗ lực chung của Quốc hội hai nước trong công tác phân định, cắm mốc biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Campuchia, đề nghị hai bên tích cực ủng hộ và thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương phấn đấu hoàn thành công việc lịch sử này vào đầu năm 2012 theo đúng thỏa thuận.

Đồng tình với đề nghị của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng về việc Quốc hội hai nước cần tích cực tham gia vào các diễn đàn nghị viện khu vực và quốc tế, Chủ tịch Heng Samrin đề xuất hai bên tăng cường trao đổi đoàn các cấp để trao đổi kinh nghiệm, góp phần phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai Quốc hội, hai dân tộc nhằm giúp hai nước ngày càng đạt được nhiều thành tựu mới.

Quốc hội hai nước cũng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để thế hệ trẻ hai nước tăng cường hiểu biết và tiếp nối truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa hai dân tộc vốn đã được các thế hệ đi trước không tiếc máu xương dầy công vun đắp.

Thay mặt đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng trân trọng cảm ơn Chủ tịch Heng Samrin đã mời và đón tiếp trọng thị Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam sang thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Đại hội đồng AIPA-32 do Quốc hội Campuchia đăng cai tổ chức. Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho rằng đây là một minh chứng sinh động thể hiện tình đoàn kết gắn bó giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Campuchia.

Bày tỏ vinh dự và vui mừng được dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm đất nước Campuchia anh em tươi đẹp và giàu bản sắc văn hóa dân tộc, Chủ tịch Quốc hội mong muốn chuyến thăm Campuchia của đoàn sẽ tiếp tục góp phần củng cố và thúc đẩy quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa cơ quan lập pháp hai nước nói riêng, nhân dân hai nước nói chung.

Đề cập đến thành công của cuộc bầu cử Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp diễn ra tháng 5 vừa qua, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết, Quốc hội Việt Nam đã và đang triển khai những bước đầu tiên trong tiến trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để đáp ứng với xu thế thời đại và phù hợp hơn với tình hình đất nước trong giai đoạn mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phát huy kinh nghiệm hoạt động qua 12 khóa, Quốc hội Việt Nam đang tích cực cải tiến phương thức hoạt động nhằm tiếp tục phát huy vai trò của Quốc hội trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước, Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam luôn ghi nhớ sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Campuchia anh em trong công cuộc giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước trước kia, cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Trên tinh thần đó, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đề nghị phát huy kết quả hợp tác tốt đẹp giữa hai Quốc hội trong thời gian qua, đồng thời cho biết hai bên cần tiếp tục triển khai có hiệu quả Thỏa thuận hợp tác, chủ động tham gia và phối hợp hỗ trợ lẫn nhau tại các diễn đàn liên nghị viện quan trọng, phối hợp trong việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ quốc tế và quan hệ đối ngoại của hai nước.

Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng tin tưởng dưới sự chủ trì và điều hành của Ngài Heng Samrin và Quốc hội Campuchia, Đại hội đồng AIPA-32 sẽ thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng vào việc tăng cường đoàn kết, hiểu biết và hợp tác giữa các nghị viện thành viên AIPA, vì một cộng đồng ASEAN phát triển đoàn kết và phồn vinh.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin đã trân trọng trao tặng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng Huân chương Xanhnha Barômây – Huân chương cao quý nhất của Quốc hội Vương quốc Campuchia.

Trước đó, cũng trong chiều 16/9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tới đặt vòng hoa tại Tượng đài Độc lập, đặt vòng hoa và dâng hương tại Đài tưởng niệm hữu nghị Việt Nam-Campuchia ở thủ đô Phnom Penh.

Tối cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin chủ trì tiệc chiêu đãi trọng thể Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam./.

(Theo VietNam+)


(Theo website Tòng Thị Phóng)

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Bà Tòng Thị Phóng tham dự Lễ truy điệu đồng chí Võ Chí Công


Đúng 6 giờ ngày 12/9, Lễ truy điệu đồng chí Võ Chí Công, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại TP. Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Nam.

Đến tham dự lễ truy điệu có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng và nhiều vị lãnh đạo

Đến tham dự lễ truy điệu có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng và nhiều vị lãnh đạo

Tại thành phố Hồ Chí Minh, Lễ truy điệu đồng chí Võ Chí Công được cử hành trọng thể tại Hội trường Thống Nhất.

Dự lễ truy điệu có các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể Trung ương; lãnh đạo thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Nam – quê hương nguyên Chủ tịch Võ Chí Công và nhiều địa phương trong cả nước.óng

Trong không khí trang nghiêm và đau buồn, Quốc thiều Việt Nam được cử lên trang trọng để tiễn biệt đồng chí Võ Chí Công, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước ta, người chiến sĩ cách mạng kiên cường, tận tụy, suốt đời phấn đấu cho độc lập, tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân và vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.

Hàng ngàn người gồm các đồng chí lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam anh hùng, cựu chiến binh, đồng bào các giới, lực lượng vũ trang và đoàn viên – thanh niên TP. Hồ Chí Minh, đồng hương Quảng Nam và người dân nhiều tỉnh, thành đã đến tiễn đưa đồng chí Võ Chí Công về nơi an nghỉ cuối cùng.

Tại Lễ truy điệu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc điếu văn ôn lại quá trình hoạt động cách mạng vẻ vang với 100 năm tuổi đời và 76 năm tuổi Đảng của nguyên Chủ tịch Võ Chí Công.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành một phút mặc niệm tưởng nhớ đồng chí Võ Chí Công

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành một phút mặc niệm tưởng nhớ đồng chí Võ Chí Công

Đồng chí Võ Chí Công, tên khai sinh là Võ Toàn, sinh ngày 7/8/1912 tại xã Tam Xuân, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (nay là huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).

Cuộc đời của đồng chí Võ Chí Công gắn liền với quá trình cách mạng và những sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng của Đảng và nhân dân ta. Là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí luôn thể hiện phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung thành tuyệt đối với mục tiêu, lý tưởng cách mạng, làm hết sức mình để giữ gìn, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự gắn bó máu thịt của Đảng và nhân dân; luôn gần gũi, quý trọng nhân dân; sống giản dị, khiêm tốn, đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc; của nhân dân lên trên hết; được đồng chí, đồng bào quý mến, tin cậy; được bạn bè quốc tế trân trọng.

“Cuộc đời Đồng chí là tấm gương sáng để cán bộ, đảng viên và đồng bào, chiến sĩ cả nước trân trọng, biết ơn và noi theo”, Tổng Bí thư cho biết, “Trong niềm tiếc thương vô hạn, hôm nay, chúng tôi có mặt tại đây tiễn đưa Anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Vĩnh biệt Đồng chí, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nguyện đoàn kết một lòng, ra sức phấn đấu tiếp tục đi theo con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Trong niềm đau thương vô hạn, thay mặt gia đình, ông Võ Quốc Tuấn, con trai nguyên Chủ tịch Võ Chí Công đã đáp từ, bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước đã quan tâm, tổ chức lễ tang long trọng, chu đáo. Cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đã tận tình thăm hỏi, chăm sóc khi đồng chí Võ Chí Công còn sống và dành thời gian thăm hỏi, chia buồn với gia đình. Đặc biệt, cảm ơn Thành ủy, HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Nam, quê hương của đồng chí Võ Chí Công và ông Asang Laoly, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó CHDCND Lào anh em, đại diện các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế đã đến dự lễ truy điệu, chia buồn cùng gia quyến.

Tại lễ truy điệu, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đồng chí, đồng đội, đồng bào đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ đồng chí Võ Chí Công và đi quanh linh cữu lần cuối để chào từ biệt nguyên Chủ tịch Võ Chí Công.

Đúng 7 giờ sáng, lễ di quan được cử hành. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã trân trọng chung tay đưa linh cữu đồng chí Võ Chí Công ra xe tang, tiễn đưa đồng chí về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang TP. Hồ Chí Minh.

Lễ an táng nguyên Chủ tịch Võ Chí Công được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Thành phố (Thủ Đức) trong sáng cùng ngày.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận và đông đảo đồng chí, đồng bào, đại diện các tầng lớp nhân dân TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành đã thắp nén hương lần cuối và bỏ nắm đất tiễn đưa đồng chí Võ Chí Công về an nghỉ trong lòng đất mẹ quê hương tại Nghĩa trang Thành phố, nơi yên nghỉ của hàng ngàn chiến sĩ cộng sản, những nhà cách mạng kiên trung, những người con ưu tú của dân tộc.

Rước linh cữu đồng chí Võ Chí Công về nơi an nghỉ cuối cùng

Rước linh cữu đồng chí Võ Chí Công về nơi an nghỉ cuối cùng

Tại Thủ đô Hà Nội, Lễ truy điệu đồng chí Võ Chí Công đã được tổ chức trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình.

Dự lễ truy điệu đồng chí Võ Chí Công có các đồng chí: Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố, các đồng chí lão thành cách mạng và nhân dân Thủ đô Hà Nội.

Trong giờ phút trang nghiêm, qua truyền hình trực tiếp, các đại biểu xúc động lắng nghe đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Lễ tang đọc Điếu văn vĩnh biệt đồng chí Võ Chí Công. Các đại biểu bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn, kính cẩn nghiêng mình trước di ảnh đồng chí Võ Chí Công.

Trước đó, trong hai ngày 10 và 11/9, Lễ viếng đồng chí Võ Chí Công được tổ chức trọng thể tại thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Nam.

Nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể, các đồng chí lão thành Cách mạng, các đoàn đại biểu các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang, các đoàn đại biểu quốc tế, đoàn ngoại giao đã đến viếng, vĩnh biệt đồng chí Võ Chí Công.

Nhóm PV (Theo Chinhphu)








(Theo website Tòng Thị Phóng)

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

Ông Nguyễn Xuân Phúc không để tham nhũng trong xây dựng nông thôn mới


Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để xảy ra lãng phí, tham nhũng, thất thoát đối với các công trình được đầu tư xây dựng theo mô hình nông thôn mới, làm giảm lòng tin của bà con các dân tộc đối với chính sách tốt đẹp của Đảng và Nhà nước.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra việc thi công đường bê tông thôn bản xã Thanh Chăn.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra việc thi công đường bê tông thôn bản xã Thanh Chăn.

Ngày 6/9, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc và Đoàn công tác đã tới kiểm tra việc thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Đây là một trong 11 xã của tỉnh Điện Biên được chọn làm thí điểm và bước đầu thu được những kết quả tích cực về kinh tế – xã hội, văn hóa, quốc phòng an ninh.

Đến nay, toàn xã không có hộ gia đình nào ở nhà tạm bợ, dột nát. Tỷ lệ hộ nghèo còn 17,7%, đặc biệt 100% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và điện lưới quốc gia. Thanh Chăn cũng đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 ở ba cấp học (mầm non, tiểu học và THCS), đạt chuẩn quốc gia về y tế cấp xã, tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 90%.

Qua gần 3 năm triển khai thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới, toàn xã đã đạt được 9/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới; đã có 17 công trình hạ tầng được hoàn thành, đang triển khai 10 công trình và đầu tư mới 17 công trình.

Người dân đã đóng góp hơn 2,5 tỷ đồng xây dựng các công trình dân sinh như đường giao thông, trường học, trạm y tế.

Một số mô hình sản xuất được triển khai có hiệu quả như nuôi cá rô phi đơn tính, nuôi vịt an toàn, sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu, sản xuất lúa giống, trồng cỏ chăn nuôi.

Mục tiêu được xã đề ra là phấn đấu đến hết năm 2011 đạt 13/19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hoàn thành 19/19 tiêu chí vào năm 2013.

Biểu dương và đánh giá cao những kết quả xã Thanh Chăn đã đạt được trong thời gian qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng ghi nhận những kiến nghị về điều chỉnh bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng miền và sớm bố trí đủ nguồn lực thực hiện các công trình, dự án do ngân sách nhà nước đầu tư.

Phó Thủ tướng lưu ý xã Thanh Chăn cùng các cấp huyện, tỉnh tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, gần dân, sát dân và lắng nghe ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Không để xảy ra lãng phí, tham nhũng, thất thoát đối với các công trình được đầu tư xây dựng theo mô hình nông thôn mới, làm giảm lòng tin của bà con các dân tộc đối với chính sách tốt đẹp của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, các cấp các ngành cần sớm có giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém về an ninh trật tự, an toàn xã hội. Hiện đây vẫn  là địa bàn “nóng” về buôn bán và sử dụng ma túy, số người nghiện và tử vong liên quan đến ma túy, HIV/AIDS còn cao.

Lê Sơn


(Theo website Tòng Thị Phóng)

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Huế cần phát huy lợi thế để phát triển bền vững


Ngày 2/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt Thừa Thiên Huế về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 của tỉnh và thực hiện Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó thu nhập bình quân đầu người cao so với bình quân cả nước và công tác xóa đói giảm nghèo được triển khai có hiệu quả.

Khái quát một số nét chính về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị tỉnh tập trung rà soát lại quy hoạch để triển khai có hiệu quả Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020, đó là “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học-công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục-đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.”

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị lãnh đạo tỉnh tập trung tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho sản xuất nông nghiêp, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, ổn định giá cả thị trường…Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11 của Chính phủ và phối hợp với các bộ, ngành xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012.

Thủ tướng gợi ý, Thừa Thiên Huế cần phát huy lợi thế về du lịch, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học để phát triển bền vững. Thủ tướng chỉ đạo Thừa Thiên Huế xây dựng cơ chế chính sách nhằm huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, nhất là hệ thống giao thông, đồng thời quan tâm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã cho ý kiến liên quan đến các kiến nghị của Thừa Thiên Huế về bố trí vốn 4 dự án đang thi công dở dang (hồ Tả Trạch, cầu Bạch Hổ, hồ Thủy Yên-Thủy Cam, đường La Sơn-Nam Đông), cho phép áp dụng cơ chế đặc thù đầu tư phát triển đô thị Huế và di tích Cố đô Huế theo Kết luận 48 của Bộ Chính trị, hỗ trợ trường đại học Huế phát triển đại học quốc tế…Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ cùng với Thừa Thiên Huế triển khai có hiệu quả Kết luận 48 của Bộ Chính trị.

Báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Nguyễn Văn Cao cho biết, ngay từ đầu năm 2011, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo rất quyết liệt các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương nhất là chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp cơ bản kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội thu được nhiều kết quả tích cực.

Tám tháng đầu năm 2011, kinh tế của tỉnh tiếp tục được tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ vẫn tăng 22,2% so với cùng kỳ, thu ngân sách tăng 19.8%, xuất khẩu tăng 53,8% giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,45%, khách du lịch quốc tế đế Huế tăng 6,2% …Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, Thừa Thiên Huế đã cắt, giãn tiến độ 40 công trình với tổng vốn đầu tư 44 tỷ đồng.

Theo Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Nguyễn Văn Cao, trên cơ sở kết quả 8 tháng đầu năm 2011, phân tích khả năng thực hiện các tháng cuối năm 2011, ước năm 2011 tỉnh có 13/14 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đã đề ra, trong đó thu nhập bình quân đầu người đạt 1.300 USD, giá trị xuất khẩu đạt 330 triệu USD, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 9,16%, tạo việc làm mới cho 16.500 người, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đạt 44%…

Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn công tác của Chính phủ đã tới dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Khu di tích lịch sử Chín Hầm (phường An Tây, thành phố Huế). Khu Chín Hầm do thực dân Pháp xây dựng năm 1941 để cất giấu vũ khí. Năm 1954, Ngô Đình Cẩn đã cho cải tạo thành hầm ngục giam giữ, tra tấn các chiến sỹ cách mạng và những người yêu nước. Đây là một kiểu nhà tù đặc biệt, điển hình của chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm ở miền Trung.

Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới kiểm tra Dự án cầu đường bộ Bạch Hổ bắc qua sông Hương thuộc thành phố Huế.

Thiện Thuật


(Theo website Tòng Thị Phóng)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Huế cần phát huy lợi thế để phát triển bền vững


Ngày 2/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt Thừa Thiên Huế về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 của tỉnh và thực hiện Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó thu nhập bình quân đầu người cao so với bình quân cả nước và công tác xóa đói giảm nghèo được triển khai có hiệu quả.

Khái quát một số nét chính về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị tỉnh tập trung rà soát lại quy hoạch để triển khai có hiệu quả Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020, đó là “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học-công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục-đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.”

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị lãnh đạo tỉnh tập trung tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho sản xuất nông nghiêp, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, ổn định giá cả thị trường…Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11 của Chính phủ và phối hợp với các bộ, ngành xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012.

Thủ tướng gợi ý, Thừa Thiên Huế cần phát huy lợi thế về du lịch, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học để phát triển bền vững. Thủ tướng chỉ đạo Thừa Thiên Huế xây dựng cơ chế chính sách nhằm huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, nhất là hệ thống giao thông, đồng thời quan tâm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã cho ý kiến liên quan đến các kiến nghị của Thừa Thiên Huế về bố trí vốn 4 dự án đang thi công dở dang (hồ Tả Trạch, cầu Bạch Hổ, hồ Thủy Yên-Thủy Cam, đường La Sơn-Nam Đông), cho phép áp dụng cơ chế đặc thù đầu tư phát triển đô thị Huế và di tích Cố đô Huế theo Kết luận 48 của Bộ Chính trị, hỗ trợ trường đại học Huế phát triển đại học quốc tế…Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ cùng với Thừa Thiên Huế triển khai có hiệu quả Kết luận 48 của Bộ Chính trị.

Báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Nguyễn Văn Cao cho biết, ngay từ đầu năm 2011, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo rất quyết liệt các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương nhất là chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp cơ bản kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội thu được nhiều kết quả tích cực.

Tám tháng đầu năm 2011, kinh tế của tỉnh tiếp tục được tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ vẫn tăng 22,2% so với cùng kỳ, thu ngân sách tăng 19.8%, xuất khẩu tăng 53,8% giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,45%, khách du lịch quốc tế đế Huế tăng 6,2% …Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, Thừa Thiên Huế đã cắt, giãn tiến độ 40 công trình với tổng vốn đầu tư 44 tỷ đồng.

Theo Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Nguyễn Văn Cao, trên cơ sở kết quả 8 tháng đầu năm 2011, phân tích khả năng thực hiện các tháng cuối năm 2011, ước năm 2011 tỉnh có 13/14 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đã đề ra, trong đó thu nhập bình quân đầu người đạt 1.300 USD, giá trị xuất khẩu đạt 330 triệu USD, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 9,16%, tạo việc làm mới cho 16.500 người, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đạt 44%…

Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn công tác của Chính phủ đã tới dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Khu di tích lịch sử Chín Hầm (phường An Tây, thành phố Huế). Khu Chín Hầm do thực dân Pháp xây dựng năm 1941 để cất giấu vũ khí. Năm 1954, Ngô Đình Cẩn đã cho cải tạo thành hầm ngục giam giữ, tra tấn các chiến sỹ cách mạng và những người yêu nước. Đây là một kiểu nhà tù đặc biệt, điển hình của chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm ở miền Trung.

Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới kiểm tra Dự án cầu đường bộ Bạch Hổ bắc qua sông Hương thuộc thành phố Huế.

Thiện Thuật


(Theo website Tòng Thị Phóng)